Taxnet
SỰ KHÁC NHAU GIỮA THÔNG TƯ 200 VÀ THÔNG TƯ 133
30 /08 2024

SỰ KHÁC NHAU GIỮA THÔNG TƯ 200 VÀ THÔNG TƯ 133


Trong các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay, chế độ kế toán được áp dụng theo hai Thông tư đó là Thông tư 200 và Thông tư 133. Hai thông tư này có những đặc điểm nào khác nhau? Cùng Taxnet tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết rõ hơn nhé!

  1. Đối tượng áp dụng
  •  Thông tư 200: Áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, từ doanh nghiệp lớn tới nhỏ trong mọi lĩnh vực và mọi thành phần kinh tế
  • Thông tư 133: Chỉ áp dụng cho doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ

Vì vậy, các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ có thể sử dụng 1 trong 2 Thông tư trên đều được và phải nhất quán trong cùng 1 năm tài chính. Nếu trong trường hợp cần thay đổi chế độ kế toán áp dụng thì doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan quản lý thuế.

  1. Hệ thống tài khoản

Chỉ tiêu

Thông tư 200

Thông tư 133

Tài khoản tài sản

Phân biệt ra tài sản ngắn hạn dài hạn

Không phân biệt tài khoản ngắn hạn, dài hạn

Vàng, tiền tệ

Tài khoản 1113

Tài khoản 1123

Doanh nghiệp vừa và nhỏ không dùng vàng để cất giữ giá trị.

Cầm cố, thế chấp, ký quỹ. ký cược

Tài khoản 244

Tài khoản 1386

Phải trả, phải nộp khác: Bảo hiểm thất nghiệp

Tài khoản 3386

Tài khoản 3385

Nhận ký quỹ, ký cược

Tài khoản 344

Tài khoản 3386

Phải trả về cổ phần hóa

Tài khoản 3385

Không có

Chênh lệch tỷ giá đối hoài

 Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước có thể có số dư cuối kỳ

 Không có số dư cuối kỳ

Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu

 Tài khoản 414, 417, 441, 461, 466

 Tài khoản 418

Chi phí bán hàng

 Tài khoản 641

 Tài khoản 6421

Chi phí quản lý doanh nghiệp

 Tài khoản 642

 Tài khoản 6422

Các khoản giảm trừ doanh thu

 Tài khoản 521

 Ghi nợ tài khoản 511

 

  1. Về chế độ báo cáo tài chính:

 

Nội dung

Thông tư 200

Thông tư 133

Hệ thống BCTC năm với doanh nghiệp hoạt động liên tục

   - Báo cáo bắt buộc: Báo cáo tình hình tài chính; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Bản thuyết minh BCTC; Bảng cân đối tải khoản

   - Báo cáo không bắt buộc: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

   

  - Báo cáo bắt buộc: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu B02 - DN), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bản thuyết minh báo cáo tài chính   

 -Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ hệ thống báo cáo tài chính gồm: Báo cáo tình hình tài chính; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Bản thuyết minh BCTC

Hệ thống BCTC năm với DN không hoạt động liên tục

    - Bảng cân đối kế toán

   - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

   - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

   - Bản thuyết minh báo cáo tài chính 

      - Báo cáo bắt buộc: Báo cáo tình hình tài chính; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Bản thuyết minh báo cáo tài chính

   - Báo cáo không bắt buộc: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo tài chính giữa niên độ

   Quy định rõ ràng với các dạng mẫu tóm lược, đầy đủ để làm báo cáo tài chính quý (kể cả quý IV) và bán niên

 Không quy định

Địa điểm nộp BCTC

   -DN cấp trên
   - Cơ quan tài chính
   - Cơ quan quản lý thuế
   - Cơ quan thống kế
   - Cơ quan đăng ký kinh doanh
   - Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao (nếu được yêu cầu)

   - Không được gửi báo cáo đến:
       + DN cấp trên
       + Cơ quan tài chính

   - Chỉ được gửi đến các nơi sau: 
       + Cơ quan quản lý thuế và Cơ quan thống kế
       + Cơ quan đăng ký kinh doanh
       + Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao (nếu được yêu cầu)

 

Trên đây là một vài điểm khác nhau cơ bản giữa thông tư 133 và thông tư 200 mà các bạn đang học và làm kế toán cần phải nắm vững. Mong rằng các anh chị kế toán sẽ áp dụng những kiến thức trên đây vào công việc một cách hiệu quả nhất.

0 Bình luận
Viết bình luận của bạn

Giỏ hàng