CÁCH ĐỌC BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Trong đầu tư và quản lý doanh nghiệp, việc đọc hiểu và phân tích báo cáo vô cùng quan trọng. Hiện nay, bạn cần quan tâm rất nhiều báo cáo. Một trong số đó là báo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Qua thông tin này, bạn sẽ nắm được tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp.
Nếu bạn đang tìm hiểu cách đọc và phân tích báo cáo này, hãy cùng Taxnet tham khảo các nội dung sau đây!
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là gì?
Báo cáo kết quả kinh doanh, hay còn gọi là bảng báo cáo lãi lỗ, chỉ ra sự cân bằng giữa doanh thu và chi phí trong từng kỳ kế toán. Bảng báo cáo này phản ánh tổng hợp tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng loại trong một thời kỳ kế toán và tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Báo cáo còn được sử dụng như một bảng hướng dẫn để xem xét doanh nghiệp sẽ hoạt động thế nào trong tương lai.
- Tầm quan trọng của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh là tài liệu quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định. Báo cáo này bao gồm các chỉ tiêu quan trọng như hoạt động kinh doanh chính, hoạt động tài chính, hoạt động khác và lợi nhuận. Cách tính kết quả hoạt động kinh doanh:
Báo cáo kết quả kinh doanh giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu suất hoạt động và điều chỉnh chiến lược kịp thời. Đồng thời nó giúp các nhà đầu tư nhìn được tổng quan về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
- Mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Kết cấu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
-
- Kết quả từ hoạt động kinh doanh chính:
Hoạt động sản xuất kinh doanh chính thể hiện qua 3 chỉ tiêu: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, giá vốn hàng bán, và lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng.
-
- Hoạt động tài chính
Thể hiện qua 2 chỉ tiêu: doanh thu tài chính và chi phí tài chính.
Doanh thu tài chính đến từ các hoạt động như: lãi tiền gửi, lãi mua bán cổ phiếu, chiết khấu thanh toán,…
Chi phí tài chính đến từ các hoạt động như: lãi vay, lỗ đầu tư tài chính, lỗ chênh lệch tỷ giá,…
-
- Hoạt động khác
Thể hiện qua 2 chỉ tiêu: Thu nhập khác và chi phí khác
Thu nhập khác đến từ: thanh lý nhượng bán tscđ, bồi thường, kiểm kê thừa tài sản,…
Chi phí khác đến từ: phạt vi phạm hợp đồng, lỗ do nhượng bán tài sản,…
- Các bước đọc chỉ tiêu
5.1 Đánh giá tổng quát
-
Đầu tiên là chỉ tiêu LN sau thuế Thu nhập doanh nghiệp để trả lời ngay câu hỏi kỳ này doanh nghiệp lãi/lỗ, số tiền là bao nhiêu.
Sau đó đến chỉ tiêu Chi phí thuế Thu nhập doanh nghiệp hiện hành để xem trong kỳ DN phát sinh bao nhiêu tiền thuế phải nộp trong trường hợp Giám đốc/Chủ doanh nghiệp đang xem Báo cáo kết quả hoạt động của công ty cuối năm TC.
Đây là chỉ tiêu phản ánh chi phí thuế thu nhập DN phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm theo thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Qua chỉ tiêu này, nhà quản trị sẽ biết được được nghĩa vụ thuế của DN đối với Nhà nước để thực hiện nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật.
Tiếp theo, chúng ta xem tiếp các chỉ tiêu về DT, chi phí từ đó xác định LN của từng hoạt động. Trong đó, chú trọng tới doanh thu, chi phí và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính và biên lợi nhuận của DN
- Tiếp theo, chúng ta xem tiếp các chỉ tiêu về DT, chi phí từ đó xác định LN của từng hoạt động. Trong đó, chú trọng tới doanh thu, chi phí và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính và biên lợi nhuận của DN.
5.2 So sánh các chỉ tiêu
- So sánh các chỉ tiêu với năm liền kề để đánh giá sự tăng giảm, xong trong năm báo cáo tỉ lệ tăng giảm như thế nào. Từ đó nắm được Doanh nghiệp đang gia tăng được doanh thu hay không?
Tương tự, Người đọc thông tin tài chính cũng sẽ nắm bắt được các chi phí của doanh nghiệp trong kỳ là bao nhiêu như: Giá vốn hàng bán, Chi phí tài chính, Chi phí bán hàng, Chi phí quản lý doanh nghiệp là bao nhiêu, biến động so với cùng kỳ có phù hợp với mức tăng/giảm của doanh thu hay không?
Người đọc báo cáo có thể so sánh tỷ trọng của 3 hoạt động của doanh nghiệp: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác. Từ đó sẽ nhận định được Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đến từ hoạt động cốt lõi hay từ hoạt động khác. Nếu Lợi nhuận đến chủ yếu từ hoạt động chính (hoạt động cốt lõi), đây là một điều tốt, vì hiện nay, các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ đều chỉ tập trung vào một sản phẩm chính, một sản phẩm thế mạnh từ đó dễ dàng trong việc xây dựng thương hiệu và chiếm lĩnh thị trường.
5.3 Phối hợp đọc báo cáo kết quả kinh doanh với các báo cáo khác
Sau khi đã xác định được số liệu kết quả kinh doanh của từng hoạt động và có đánh giá sơ bộ, khái quát ban đầu, nhà quản trị kết hợp với các Báo cáo tổng hợp phân tích chuyên sâu, chi tiết hơn về doanh thu, từng loại chi phí hoạt động; kết hợp việc phân tích các chỉ tiêu hiệu quả (kế hoạch – thực hiện), tỷ trọng các loại chi phí so với doanh thu, sự biến động của chi phí, doanh thu theo chiều thời gian (so sánh năm nay với năm trước, kỳ này với kỳ trước)… nhà quản trị sẽ nắm bắt được tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp và có những quyết định quản trị kịp thời, đúng đắn.